Gợi ý thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc ngon, chuẩn nhất

Mâm cỗ ngày Tết luôn không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Các món đặc trưng trong mâm cỗ Tết ở mỗi miền cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong bài viết này, Reviewpro.vn sẽ gợi ý bạn thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc ngon và chuẩn nhất.

Gợi ý thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc ngon, chuẩn nhất

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc bao gồm những món gì?

Các món mặn trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc

Thịt đông

Mâm cỗ tết miền Bắc không thể thiếu món thịt đông. Đây cũng như một món thể hiện sự đặc trưng của không khí, thời tiết ngoài miền Bắc. Bởi món thịt đông chỉ có vào vụ đông xuân, được làm và thưởng thức trong những ngày se lạnh. Nó “đông” lại theo đúng nghĩa đen, dùng được trong nhiều ngày, thậm chí không cần bảo quản tủ lạnh. Nếu như miền nam có món thịt kho tàu đặc trưng cho ngày Tết thì miền Bắc có thịt đông.

Nguyên liệu chính để làm món thịt đông là thịt chân giò lợn. Ngoài ra còn có bì lợn, mộc nhĩ và một số gia vị đi kèm. Các nguyên liệu được nấu lên, ninh nhừ và để nguội.

Thịt đông miền Bắc chỉ ăn khi nguội. Thịt có màu hơi hồng, có vị mềm béo của thịt và nấm, thêm vị cay nhẹ của tiêu. Ăn cùng với cơm và dưa muối là tuyệt vời.

Thịt đông

Món ngon ngày Tết ở miền Bắc sẽ không thể thiếu thịt đông

Xem ngay: 7 món đồ nguội ăn dịp Tết ngon tụt lưỡi

Gà luộc

Gà luộc luôn là món phải có trong thực đơn mâm cỗ truyền thống ở cả 3 miền. Gà luộc dùng cho mâm cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết thường sẽ để nguyên con. Sau khi cúng xong thì có thể chặt thành miếng nhỏ chấm cùng nước mắm lá chanh hoặc chế biến thành các món tùy thích.

Gà luộc dùng để cúng ngày Tết phải chọn gà trống khỏe mạnh, có mào đỏ tươi, lông mượt, móng khỏe, chân vàng. Tốt nhất là gà ta, gà vườn. Gà trước khi đem luộc phải được buộc/cài cánh tiên, khi luộc thêm một chút bột nghệ để tăng hương vị, màu sắc đẹp mắt cho con gà.

Gà luộc

Gà luộc luôn có trong ẩm thực Tết 3 miền

Giò chả

Một mâm cỗ ngon miền Bắc ngày Tết chắc chắn phải có giò chả (giò lụa, chả lụa). Món ăn truyền thống dịp Tết này được làm từ thịt lợn thăn nạc giã nhuyễn trộn với nước mắm. Sau đó được gói trong lá chuối để luộc lên.

Giò chả có màu trắng hồng bắt mắt, hương vị thanh ngọt, thơm của thịt và lá chuối.

giò chả trong mâm cỗ ngon miền Bắc

Giò chả cũng là món ăn được ưa chuộng dịp Tết tại miền Bắc

Không rán (không cuốn)

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc còn có món nem rán. Đây là món ăn truyền thống của người miền Bắc và Bắc miền Trung thường được sử dụng trong các dịp lễ Tết quan trọng. Một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là bánh cuốn. Về cơ bản, công thức làm không có nhiều sự khác biệt.

Món nem rán hay nem cuốn chuẩn miền Bắc là sự kết hợp của thịt lợn nạc, trứng (hoặc thịt cua bể, tôm nõn) cùng nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, su hào, hành tây, tiêu. Tất cả được trộn đều và gói trong lá nem. Sau đó đem rán dòn.

Để thưởng thức món nem cuốn ngon thì công đoạn pha nước chấm là rất quan trọng. Nước chấm nem rán thường bao gồm nước mắm, giấm, đường, nước lọc, tỏi, ớt băm khuấy đều thành hỗn hợp hơi lỏng sệt, có vị chua cay, thanh ngọt. Dùng để chấm nem là siêu ngon.

Nem cuốn trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc

Rau xào

Danh sách các món mặn cho một mâm cỗ ngon miền Bắc cũng không thể thiếu rau xào. Món rau xào dịp Tết sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, có thể xào đỗ xanh, cần tây, súp lơ, măng, cà rốt,…

Bí quyết để rau xào xanh ngon đẹp mắt là xào trong chảo mỏng, để lửa to và đảo đều tay. Khi xào xong thì không đậy vung lại, tránh ra bị ngả vàng.

Rau xào

Đỗ xanh xào thịt

Các món canh cho mâm cỗ ngon miền Bắc dịp Tết

Thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cũng không thể thiếu các món canh. 3 món canh đặc trưng thường được người miền Bắc chế biến dịp lễ Tết bao gồm: canh măng lưỡi lợn, canh miến nấu măng và canh bóng thập cẩm.

Canh miến nấu măng

Món canh miến nấu măng đem đến một không khí ấm cúm cho ngày Tết. Món canh nóng hổi, vị ngọt béo cay cay được thưởng thức trong tiết trời se lạnh của miền Bắc thì còn gì bằng.

Các nguyên liệu cần có để chế biến canh miến nấu măng bao gồm: măng khô, móng giò, sườn, một ít miến, hành lá, rau mùi, mùi tàu cùng các gia vị.

Móng giò và sườn sẽ được chần qua nước sôi rồi đem ướp với gia vị. Măng làm sạch, xé nhỏ, luộc 2-3 lần rồi đem xào sơ. Sau đó cho sườn và móng giò vào nồi nước để nấu, tiếp đến lần lượt cho măng và miến, rau, hành vào theo theo thời gian phù hợp là có món canh miến nấu măng thơm ngon nóng hổi.

Canh miếng nấu măng trong Thực đơn mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Canh miến nấu măng chuẩn miền Bắc rất đưa cơm trong dịp Tết

Canh măng lưỡi lợn

Nếu bạn đang phân vân ở miền Bắc dịp Tết, một mâm cỗ ngon gồm những món gì thì canh măng lưỡi lợn là một gợi ý tuyệt vời. Món canh này rất phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Cách chế biến không quá phức tạp, nguyên liệu dễ kiếm.

Canh măng lưỡi lợn ở đây nguyên liệu chính là măng lưỡi lợn – loại măng non mới nhú được xé ra phơi, có hình giống lưỡi con lợn, chứ không phải là sự kết hợp của 2 nguyên liệu lưỡi lợn và măng.

Ngoài măng thì còn có thịt. Thịt có thể là chân gà, cổ, cánh gà, sườn lợn, nhưng tốt nhất là chân giò lợn. Bên cạnh đó là các rau, gia vị bao gồm hành lá, hành khô, nước mắm, hạt nêm, muối, đường, hạt tiêu.

Canh măng lưỡi lợn nấu thịt chân giò có vị mềm ngọt, béo bùi vừa phải của măng và thịt. Thưởng thức khi còn nóng cùng với cơm là tuyệt vời nhất.

Canh bóng thập cẩm

Cái tên canh bóng thập cẩm nghe có vẻ xa lạ đối với nhiều người miền Nam, miền Trung nhưng đây lại là một món ăn rất quen thuộc với người miền Bắc, đặc biệt là trong dịp Tết. Đúng như tên gọi, món canh thập cẩm này được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt, bì heo, xương heo, súp lơ xanh, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, trứng gà, giò sống, quả gấc…

Nhiều nguyên liệu là thế nhưng chế biến canh bóng thập cẩm thì không quá cầu kỳ, phức tạp. Món canh ngày Tết này có hương vị thanh ngọt dễ chịu từ xương thịt, rau củ, chắn chắn sẽ rất đưa cơm.

Canh bóng thập cẩm

Canh bóng thập cẩm

Các món ăn kèm trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Trong mâm cỗ Tết 3 miền, mâm cỗ Tết miền Bắc được nhận xét là cầu kì và nhiều món nhất, phải có đủ đồ mặn, canh rau và đồ muối nộm ăn kèm. Ngoài các món mặn và canh kể trên, thực đơn mâm cỗ truyền thống dịp Tết của người miền Bắc còn bao gồm các món ăn kèm sau:

Món nộm

Rau nộm là món ăn kèm phổ biến để giảm đi cảm giác ngán khi dùng các món bánh, thịt nhiều dầu mỡ. Kèm món nộm trong thực đơn ngày Tết giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho bữa ăn, thêm màu sắc với ý nghĩa tốt đẹp đầu năm mới.

Món nộm trong mâm cỗ Tết miền Bắc có thể là nộm chay hoặc nộm mặn. Nguyên liệu nộm cũng rất đa dạng như dưa leo, tai lợn, sứa, xoài xanh, đu đủ, rau muống, hoa chuối, đu đủ, su hào…

Dưa hành

Nói đến các món ăn ngày Tết miền Bắc sẽ không thể bỏ qua dưa hành hay hành muối. Dưa hành cũng được sử dụng phổ biến ở miền Trung. Trong khi miền Nam thường muối củ cải trắng hoặc củ kiệu.

Nguyên liệu chính của món dưa hành là hành củ đem muối theo phương thức lên men. Thành phẩm là những củ dưa hành trắng giòn, chua cay vừa phải. Đây là món ăn kèm với thịt mỡ, bánh chưng rất được nhiều người ưa chuộng dịp Tết.

Các món ăn kèm trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Món nộm và dưa hành sẽ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc

Xôi gấc

Xôi gấc rất được người miền Bắc ưa chuộng. Nếu để ý sẽ thấy người miền Bắc dùng xôi gấc ở hầu hết các dịp làm mâm cỗ quan trọng như: Mùng một, rằm hàng tháng, giỗ chạp, tết Nguyên Đán, lễ 2/9, tết Đoan Ngọ…

Màu đỏ cam của xôi gấc được quan niệm là màu may mắn, đem đến nhiều may mắn, vận đỏ, tốt đẹp cho gia chủ. Xôi gấc cũng có vị ngọt thơm dễ ăn, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và làn da.

Bánh chưng

Tất nhiên rồi, bánh chưng sẽ không thể thiếu ở bất cứ gia đình người Việt nào mỗi dịp Tết về. Bánh chưng bánh giày là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt. Hình vuông của bánh chưng và hình tròn của bánh tét tượng trưng cho trời đất, âm dương hài hòa. Dùng bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết cũng là cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đến tổ tiên, trời đất.

Các món ăn kèm trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Bánh chưng và xôi gấc ngày Tết

Như vậy, có thể thấy, mâm cỗ ngày tết miền Bắc khá đa dạng các món, có sự hài hòa giữa màu sắc, hương vị, vừa đảm bảo phù hợp với tín ngưỡng, văn hóa vùng miền, vừa mang ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới sung túc. Đồng thời cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hy vọng thông tin Reviewpro.com.vn cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

Xem thêm các tin tức review ẩm thực, nhà hàng hàng đầu khác tại chuyên mục Review nhà hàng của chúng tôi!

Bình luận facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *